RĂNG THƯA CÓ NIỀNG ĐƯỢC KHÔNG?

rang-thua-co-nieng-duoc-khong

Răng thưa là tình trạng răng thường gặp phổ biến hiện nay. Nhiều trường hợp răng thưa ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng. Vậy răng thưa có niềng được không và quá trình niềng diễn ra như thế nào, hãy cùng Nha khoa Quốc tế LAMINA tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Răng thưa có nên niềng không?

Răng thưa là trường hợp giữa các răng có kẽ hở do răng không đứng sát nhau trên cung hàm. Răng thưa có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của của hàm. 

Răng thưa có niềng được không? – Có! Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiệu quả với tình trạng răng thưa. Phương pháp này sẽ tác dụng lực thông qua các khí cụ (như dây cung và mắc cài,…) để kéo răng và chân răng về đúng vị trí. Từ đó có thể sắp xếp, dàn đều răng trên cung hàm, và cải thiện tình trạng răng thưa hiệu quả.

rang-thua-co-nieng-duoc-khong
Răng thưa có niềng được không?

2. Niềng răng thưa có cần nhổ răng không?

Thường trong các trường hợp chỉnh nha, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng trong các trường hợp cần thiết để đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất. Vậy thì niềng răng thưa có cần nhổ răng không?

Để biết hàm răng thưa có niềng được không, bác sĩ sẽ tính toán để xem cung hàm có đủ khoảng để dàn đều răng khi chỉnh nha không, nếu không đủ khoảng thì mới cần nhổ răng để tạo đủ khoảng trống. Nếu hàm răng của bạn có cả tình trạng răng mọc chen chúc, lệch lạc, không đủ khoảng dàn răng thì việc nhổ răng là cần thiết. Bạn có thể hỏi bác sĩ về việc niềng răng thưa có cần nhổ răng không trước khi tiến hành niềng. Hiện nay, với công nghệ nhổ răng bằng máy thì việc nhổ răng cũng đã trở nên nhẹ nhàng, ít đau và nhanh lành thương hơn.

3. Niềng răng thưa có lâu không?

Niềng răng thưa có lâu không sẽ phụ thuộc vào tình trạng và mức độ thưa của răng. Trung bình thời gian niềng răng sẽ kéo dài từ 1 – 2 năm. Với các trường hợp răng thưa nhẹ, hoặc thưa cục bộ 1 nhóm răng có thể chỉ cần niềng 3 – 6 tháng là đã thấy ngay được hiệu quả.

rang-thua-co-nieng-duoc-khong
Niềng răng thưa có lâu không?

Thời gian niềng răng thưa có lâu không còn phụ thuộc vào cả độ tuổi. Khi niềng sớm, nhất là niềng trong độ tuổi từ 12 – 16 tuổi, khi ấy răng và hàm còn đang phát triển, việc kéo các răng di chuyển dễ hơn dẫn đến rút ngắn thời gian niềng. Ở giai đoạn tuổi trưởng thành, xương hàm đã phát triển đầy đủ, cứng cáp hơn có thể khiến quá trình niềng răng kéo dài hơn dự kiến. Bạn cũng không cần quá lo lắng về việc niềng răng thưa có lâu không, thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình niềng cũng có thể giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị.

4. Niềng răng thưa có đau không?

Răng thưa có niềng được khôngniềng răng thưa có đau không chắc hẳn là hai câu hỏi nhiều bạn quan tâm nhất. Thực tế, niềng răng thưa sẽ không gây đau đớn như chúng ta thường nghĩ. Chính vì vậy bạn không cần quá lo lắng. Cảm giác khi niềng răng thường sẽ hơi khó chịu 1 chút khi các răng được kéo để chạy về vị trí chính xác. Thường cảm giác này sẽ chỉ gây khó chịu trong thời gian đầu, sau khi đã quen đeo niềng sẽ không còn gây ảnh hưởng nhiều nữa.

  • Trước khi niềng răng thưa có đau không?

Trước khi niềng bác sĩ có thể can thiệp mô mềm như làm sạch răng, xử lý viêm,… Các thao tác này sẽ không gây đau

  • Một tuần sau khi niềng răng thưa có đau không?

Việc đeo mắc cài sẽ không gây đau, tuy nhiên có thể bạn sẽ cảm thấy lạ khi trong miệng có thêm khí cụ. Vì mới đeo chưa quen nên có thể bạn sẽ thấy hơi cộm, ê răng. Cảm giác này sẽ kéo dài khoảng 7 ngày, sau khi đã quen với khí cụ niềng thì bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

rang-thua-co-nen-nieng-khong
Niềng răng thưa có đau không?

Tuy nhiên, trong quá trình niềng có thể có yếu tố gây ra cảm giác đau nhức cho răng miệng như:

  • Không chữa các vùng viêm răng, sâu răng trước khi niềng ⇒ Đeo niềng bị nhiễm trùng, đau nhức răng
  • Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thức ăn vướng vào mắc cài gây sâu răng, hôi miệng, có thể gây áp xe…
  • Lực siết răng quá mạnh dẫn đến đau nhức chân răng
  • Ăn/nhai/cắn vật cứng làm bung mắc cài, tuột dây chun, cạnh kim loại đâm vào nướu gây chảy máu,…

Chúng ta có thể tránh được các trường hợp này bằng việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ và làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình niềng răng thưa. Vì vậy đừng quá lo lắng về việc niềng răng thưa có đau không bạn nhé!

5. Phương pháp niềng răng thưa không mắc cài

Niềng răng thưa mắc cài là phương pháp hiệu quả phổ biến, tuy nhiên tính thẩm mỹ lại chưa cao. Với sự phát triển của công nghệ, hiện nay đã có thêm phương pháp niềng răng thưa không mắc cài. Nếu các bạn có nhu cầu về tính thẩm mỹ cao, hoặc không thích sử dụng mắc cài có thể tham khảo phương pháp niềng răng khay trong, hay còn gọi là niềng răng trong suốt.

Phương pháp này sử dụng các khay niềng được thiết kế riêng dựa theo cấu trúc và hình dạng của hàm răng từng người. Các khay này sẽ ôm sát vào răng và dần dần kéo răng về đúng vị trí mà không cần đến sự hỗ trợ của mắc cài hay dây cung. Khay niềng làm bằng chất liệu trong suốt và ôm sát răng nên đây chính là đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là chi phí niềng răng thưa không mắc cài tương đối cao. Trung bình khoảng trên dưới 100 triệu cho cả quá trình.

6. Các phương pháp chỉnh răng thưa không cần niềng

Bên cạnh niềng răng còn có các phương pháp khác để chỉnh răng thưa không cần niềng như sau:

rang-thua-co-nieng-duoc-khong
Phương pháp chỉnh răng thưa không cần niềng.
  • Bọc răng sứ: thường sử dụng để chỉnh thưa răng cửa, tính thẩm mỹ cao, thời gian thực hiện nhanh, thấy ngay được kết quả. Tuy nhiên thực hiện phương pháp này sẽ phải mài cùi răng khá nhiều và thời gian sử dụng răng sứ chỉ từ 5 – 15 năm. Sau thời gian này bạn cần đến nha khoa để thay mới.
  • Làm mặt dán sứ (Dán sứ Veneer): Phương pháp này mài răng rất ít, mặt dán sứ mỏng từ 0.5 – 0.6 mm dán vào mặt ngoài của răng. Phương pháp này chỉ phù hợp với các trường hợp răng thưa nhẹ.
  • Trám răng: Bác sĩ có thể sử dụng vật liệu trám răng để tạo hình thể cho răng, từ đó, lấp đi khoảng trống khe thưa giữa 2 răng. Vật liệu hàn răng có màu giống như răng thật nên cũng đảm bảo độ thẩm mỹ.

Các phương pháp này sẽ phù hợp với những răng bị thưa cục bộ (ví dụ như chỉ thưa 2 răng cửa), ít khuyết điểm. Còn với những hàm răng nhiều vấn đề, tình trạng răng phức tạp thì các phương pháp trên có thể không đem lại nhiều hiệu quả.

Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời răng thưa có niềng được không với những thông tin mà bài viết cung cấp. Chỉnh răng thưa có nhiều phương pháp khác nhau, quan trọng là bạn nên và cần gặp nha sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Và dù là sử dụng phương pháp nào thì bạn cũng nên chủ động tìm hiểu thông tin và lựa chọn nha khoa uy tín để làm răng.

Theo dõi Nha khoa Quốc tế LAMINA để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Nếu bạn vẫn đang phân vân răng thưa có nên niềng không, liên hệ Nha khoa để nhận tư vấn MIỄN PHÍ tức thì qua Hotline 089.8838.666 hoặc https://m.me/phongkhamnhakhoalamina

_______________

🏥 Hệ thống Nha khoa Quốc tế LAMINA

  • Cơ sở 1: số 12-14 Nguyên Khê – Đông Anh – TP Hà Nội
  • Cơ sở 2: số 136 Cao Lỗ – Đông Anh – TP Hà Nội
  • Cơ sở 3: số 24 Xuân La – Tây Hồ – Hà Nội

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.