Niềng răng hàm dưới có đau không?

niềng răng hàm dưới có đau không

Niềng răng hàm dưới có đau không? Những phương pháp niềng răng hàm dưới hiện nay. Tư vấn từ Nha sĩ chính xác nhất về cách giảm ê buốt khi chỉnh nha hàm dưới. Niềng răng hàm dưới có khiến bạn đau hay không sẽ được đề cập trong bài viết này.

Niềng răng hàm dưới có đau không?

niềng răng hàm dưới có đau không
Niềng răng hàm dưới có đau không?

Đương nhiên câu trả lời cho câu hỏi này là CÓ. Việc tạo lực kéo về vị trí mong muốn của răng sẽ gây đau nhức và khó chịu. Khi ấy các mô mềm hoàn toàn có thể bị tổn thương. Tuy nhiên, cảm giác này không quá đau và vượt mức chịu đựng như nhiều người tưởng tượng.

Niềng răng là một phương pháp phổ biến trong nha khoa. Phương pháp niềng răng hàm dưới cũng được biết đến như vậy. Niềng răng hàm dưới tức chỉ niềng 1 hàm. Điều kiện cho giải pháp này chính là chỉ hàm dưới bị lệch lạc với mức độ nhẹ và nằm trong dự toán của nha sĩ chuyên môn.

Niềng răng hàm thông thường sử dụng hệ thống những mắc cài, dây cung và dây thun tạo lực kéo tổng hợp. Lực kéo đủ và ổn định sẽ giúp răng về đúng vị trí. Phương pháp niềng răng trong suốt thì tiên tiến hơn và thẩm mĩ hơn.

Xem thêm về: Niềng răng có đau không!

Nguyên nhân cảm thấy đau nhức khi niềng răng hàm dưới

Như đã đề cập phía trên, quá trình niềng răng (chỉnh nha) sẽ gây đau nhức. Nguyên nhân là do lực kéo từ mắc cài răng. Răng sẽ từ từ về vị trí mong muốn. Tuy vậy, khoang miệng cần thời gian để “làm quen” với các vật mới được đưa vào miệng. Hơn nữa, điều cũng khiến các mô mềm như lợi, nướu, lưỡi, … bị ma sát và gây cảm giác đau đớn.

Nguyên nhân tiếp theo là do lực kéo. Hầu hết các tác động vật lý sẽ khiến răng miệng của bạn đau nhức. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn yên tâm vì cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất chỉ trong khoảng 1 tuần.

Một vài trường hợp sẽ cảm thấy đau nhức kéo dài do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Có thể kể đến như sau:

  • Do chân răng yếu
  • Do có bệnh nền về răng
  • Dụng cụ nha khoa kém chất lượng
  • Tay nghề của nha sĩ không đảm bảo
  • Quá trình chăm sóc răng miệng khi niềng không tốt

Các bước niềng răng hàm dưới

Niềng răng hàm dưới không hề đau như bạn nghĩ. Hơn nữa, phương pháp này chỉ niềng 1 hàm nên cũng giảm cơn đau rõ rệt. Các bước niềng răng hàm dưới gần giống như niềng 2 hàm. Bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thăm khám nha sĩ

Trong bước này, nha sĩ sẽ kiểm tra và chụp X – quang cho răng miệng của bạn. Như vậy, bạn sẽ biết được tình trạng răng miệng của mình. Nha sĩ cũng sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp cho bạn. Niềng răng hàm có đau trong giai đoạn này không? Đương nhiên sẽ là không rồi, nên bạn hoàn toàn yên tâm nhé.

Bước 2: Lên phác đồ điều trị

Đây là bước khá quan trọng. Phác đồ điều trị phù hợp giúp bạn có được kết quả cao nhất. Dựa vào đây, nha sĩ sẽ tiến hành niềng răng theo đúng bước. Nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình niềng răng nha sĩ có thể điều chỉnh phác đồ này.

Song song, nha sĩ sẽ tiến hành thực hiện điều trị tổng quát và sơ bộ các bệnh về răng miệng của bạn. Giúp bạn có một hàm răng khỏe để tiến hành công cuộc niềng răng khá dài trong thời gian sắp tới.

niềng răng hàm dưới có đau không
Niềng răng hàm dưới có đau không?

Bước 3: Chuẩn bị niềng răng

Niềng răng hàm dưới có đau không? Đây sẽ là bước đầu tiên có thể khiến bạn đau nhức. Các khí cụ nha khoa đặc biệt sẽ được đưa vào răng bạn. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng mà các khí cụ này sẽ khác nhau. Thông thường sẽ là thun tách kẽ, tạo khoảng trống cho quá trình niềng răng của bạn.

Bước 4: Gắn mắc cài, tiến hành niềng răng

Đây là bước đánh dấu bạn bắt đầu quá trình niềng răng. Hệ thống các mắc cài, dây thun và dây cung sẽ được đưa vào khoang miệng. Lực kéo sẽ được tạo ra và bạn sẽ có cảm giác ê buốt và khó chịu. Tuy nhiên, niềng răng hàm dưới không đau như bạn nghĩ. Cảm giác này bạn hoàn toàn có thể chịu đựng được.

Bước 5: Siết răng định kì

Thông thường cứ khoảng 3 tuần bạn sẽ cần đến nha sĩ để siết răng. Lực kéo mới gây đau nhức cho bạn. Bạn đã làm quen với cảm giác này nên hoàn toàn yên tâm nhé

Bước 6: Tháo niềng răng và đeo hàm duy trì

Khi nha sĩ kiểm tra thấy răng bạn đã đạt chuẩn thì bạn sẽ được tháo niềng răng. Cảm giác này rất tuyệt khi sau một thời gian khá dài bạn đã trở nên tự tin với hàm răng của mình. Đeo hàm duy trì trong khoảng 6 tháng bạn sẽ có một hàm răng khỏe mạnh và đảm bảo hiệu quả.

Những phương pháp chỉnh nha hàm dưới

Niềng răng là kĩ thuật được giới nha sĩ quan tâm. Trình độ khoa học phát triển kéo theo kĩ thuật niềng răng cũng được trau chuốt rõ rêt. Hiện nay có nhiều phương pháp để niềng răng hàm dưới. Tại đây sẽ trình bày 3 phương pháp phổ biến nhất:

1. Niềng răng mắc cài

Đây là giải pháp truyền thống và được ưa chuộng. Với ưu điểm hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí, phương pháp này được các Nha sĩ đề xuất khá nhiều. Niềng răng mắc cài sử dụng hệ thống các mắc cài, dây cung và dây thun để tạo lực kéo răng về vị trí mong muốn.

Nhược điểm của giải pháp này là thiếu tính thẩm mĩ (đối với mắc cài kim loại), dễ bị bung dây thun, …

Xem thêm về: Niềng răng mắc cài kim loại!

2. Niềng răng mắc cài tự động

Cải tiến từ phương pháp truyền thống. Niềng răng mắc cài tự động thay thế dây thun bằng các mắc cài thông minh, cho phép dây cung tự do di chuyển trong mắc cài. Phương pháp này có tính thẩm mĩ cao, tiết kiệm thời gian niềng răng của bạn. Phương pháp này cũng dễ dàng vệ sinh răng miệng. Thời gian định kì đến thăm khám nha sĩ được kéo dài hơn giúp bạn thuận tiện hơn.

Nhược điểm của niềng răng mắc cài tự động chính là chi phí khá đắt đỏ. Vì vậy, bạn cần cân đối và đưa ra quyết định phù hợp nhé.

3. Niềng răng Invisalign

Có thể nói đây là kĩ thuật niềng răng tiên tiến nhất hiện nay. Niêng răng Invisalign sử dụng khay chất liệu dẻo SmartTrack có được mọi ưu điểm khắc phục triệt để mọi nhược điểm của những phương pháp trên. Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay đắt đỏ. Truy vậy, gần 20 triệu ca niềng răng Invisalign trên thế giới có được tỉ lệ thành công vượt trội.

niềng răng hàm dưới có đau không
Niềng răng hàm dưới Invisalign có đau không?

Trên đây là tất cả những kiến thức về niềng răng hàm dưới có đau không. Chúc bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất với bản thân và đưa ra lời khuyên với người xung quanh nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.