Khi Nào Nên Tẩy Trắng Răng?

Tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng

Khi nào nên tẩy trắng răng là một câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Việc tẩy trắng răng làm thay đổi màu sắc răng hiện nay khá là phổ biến. Việc này mang lại một hàm răng trắng đẹp giúp bạn tự tin và có một nụ cười thu hút, ấn tượng với mọi người xung quanh. Thế nhưng, phương pháp này liệu có an toàn, có ảnh hưởng đến men răng không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế Lamina giải đáp những thắc mắc này nhé!

Tẩy trắng răng là phương pháp như thế nào?

Tẩy trắng răng là quá trình dùng các phản ứng oxy hóa (Carbamide Peroxide hoặc Hydrogen Peroxide). Kết hợp với năng lượng ánh sáng cắt đi chuỗi phần tử, lấy đi các sắc tố vàng trên răng.

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà sau khi tẩy trắng sẽ lên màu khác nhau. Thông thường sẽ không trắng tuyệt đối mà chỉ sáng hơn 1-2 tông.

Tẩy trắng răng giúp hàm răng trở nên trắng sáng, đều màu tăng tính thẩm mỹ, đem đến nụ cười tự tin hơn. Đồng thời nó còn xóa bỏ chứng hôi miệng do mảng bám ố vàng gây ra.

Tẩy trắng răng là gì

Các nguyên nhân gây nhiễm màu răng được chia làm hai nhóm chính

Nhiễm màu trên bề mặt răng:

  • Sử dụng thực phẩm có màu làm bào mòn men răng, ảnh hưởng đến vẻ đẹp tự nhiên của răng. Ví dụ như: cà phê, trà, nước ngọt, rượu vang, socola,…
  • Thuốc lá: những người hút thuốc lâu năm đều sống chung với tình trạng răng ố vàng, mất thẩm mỹ. Bởi khi hút, khói thuốc kết hợp với lớp màng mỏng trên răng làm răng xỉn màu hơn.
  • Vệ sinh răng miệng kém: như đánh răng và súc miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và thức ăn thừa bám trên men răng nhiễm thành màu ố vàng.
  • Nước súc miệng chứa thành phần như Hexetidine sử dụng trong thời gian dài có thể làm răng nhiễm thành màu ố vàng.
Người hút thuốc lá nhiều răng bị xỉn màu
Người hút thuốc lá nhiều răng bị xỉn màu

Cấu trúc răng bị nhiễm màu sâu:

  • Do tuổi tác: Trong quá trình ăn uống, theo thời gian lớp men răng bị mòn dần, khiến tình trạng răng bị nhiễm màu trở nên trầm trọng hơn.
  • Do di truyền: Cấu tạo men răng cũng có khả năng di truyền. Nếu trong gia đình có răng bị xỉn màu thì nguy cơ bạn bị vàng răng sẽ rất cao.
  • Sử dụng kháng sinh Tetracycline khuếch tán vào mô canxi hóa mới hình thành, thấm vào ngà khiến răng bị nhiễm màu. Phụ nữ đang mang thai và trẻ em sử dụng thuốc nhiều có thể bị đổi màu trên toàn bộ hàm hoặc chỉ ở một vùng nào đó. Nhiễm màu được chia 4 mức độ: vàng, nâu, xám, tím.
  • Florua dư thừa trong nguồn nước, dùng quá liều kem đánh răng,… có thể làm đổi màu trong cấu trúc răng.

Tẩy trắng răng an toàn hay nguy hại cho răng?

Hiện nay với kỹ thuật hiện đại có nhiều phương pháp giúp thay đổi màu răng, trong đó tẩy trắng răng rất được ưa chuộng. Các nghiên cứu đã chứng minh cách tẩy trắng này khá an toàn cho răng miệng. Nó không làm hại men răng và cấu trúc răng nếu được thực hiện theo đúng quy trình.

Vậy nên để có thể đảm bảo được tuyệt đối bạn nên đến Nha khoa để làm. Nếu tự tẩy tại nhà thì cần làm theo đúng chỉ định bác sĩ, không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc dẫn đến các nguy hiểm về bệnh lý răng miệng.

Những trường hợp nên và không nên tẩy răng

Trường hợp được tẩy trắng răng

Đây là phương pháp thẩm mỹ răng miệng an toàn, những trường hợp sau đây được phép áp dụng, bao gồm:

  • Răng thật: Biện pháp tẩy sẽ diễn ra trực tiếp với men răng, nên chỉ có răng thật mới có thể tẩy trắng
  • Không mắc bệnh lý răng miệng như răng nhạy cảm, viêm nướu, sâu răng,…Nếu mắc bệnh thì việc tẩy sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến răng miệng.
  • Răng xỉn màu do kháng sinh tẩy trắng sẽ hiệu quả hơn do với việc xỉn màu do 1 số lí do khác.

Trường hợp không nên tẩy trắng

Không phải ai cũng có thể áp dụng dịch vụ tẩy trắng răng, những trường hợp sau  nếu tẩy trắng sẽ không đem lại hiệu quả:

Trường hợp không nên tẩy trắng răng
Trường hợp không nên tẩy trắng răng
  • Phụ nữ đang nuôi con bú, hoặc đang mang thai: những hóa chất, tác dụng khi tẩy có thể sẽ tác động đến thai nhi và em bé sau này.
  • Trẻ em dưới 16 tuổi: độ tuổi này tủy răng còn rộng, nếu tiến hành tẩy trắng răng sẽ dễ bị tình trạng răng ê buốt, nhạy cảm, viêm nướu. Chỉ nên áp dụng tẩy răng từ 18 tuổi trở lên, khi cấu trúc răng đã phát triển hoàn chỉnh, vững chắc.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến răng miệng nếu tẩy có thể để lại những biến chứng như răng ê buốt, sưng nướu, chảy máu,…Vì vậy, bạn cần điều trị dứt điểm các bệnh trên trước khi muốn tẩy răng.
  • Răng giả, răng sứ tháo lắp: Thuốc tẩy trắng chỉ có tác dụng với các mô răng thật, nên các loại răng này thì tẩy không đem đến tác dụng.

Các phương pháp tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng tại nhà

Có rất nhiều cách thực hiện khá đơn giản như dùng vỏ chuối, nước súc miệng, bột tẩy trắng,… Tuy nhiên các phương pháp này thường đòi hỏi sự kiên trì mới cho kết quả tốt.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ sử dụng máng tẩy trắng bằng nhựa plastic mềm, trong suốt dựa theo mẫu răng để tẩy trắng. Bệnh nhân được hướng dẫn dùng loại thuốc tẩy dạng gel để thoa lên máng và gắn vào răng tự tẩy tại nhà.

Đeo máng tẩy trắng răng tại nhà
Đeo máng tẩy trắng răng tại nhà

Tẩy trắng răng tại nha khoa

Với trường hợp răng xỉn màu nặng hơn, muốn trắng nhanh chóng thì nha khoa sẽ thực hiện tẩy trắng bằng thuốc kết hợp đèn led. Trước tiên bạn cần cạo vôi, tiếp theo đánh bóng và tẩy. Nha sĩ sử dụng thuốc có nồng độ khoảng 35 – 37%, sau đó chiếu đèn với cường độ mạnh để thuốc ngấm sâu hơn.

Tẩy trắng răng tại nha khoa
Tẩy trắng răng tại nha khoa

Tẩy trắng răng có đau không?

Các phương pháp tẩy trắng răng không gây đau. Tuy nhiên, sau khi tẩy trắng răng vẫn có nhiều người cảm thấy ê buốt. Đặc biệt là những người có răng nhạy cảm. Những triệu chứng này không nghiêm trọng và thường hết sau một vài ngày.

Tẩy trắng răng có đau không
Tẩy trắng răng có đau không

Ngoài ra, nếu việc tẩy răng được thực hiện ở cơ sở nha khoa uy tín, cơ sở vật chất tốt, bác sĩ có chuyên môn và tay nghề, sử dụng thuốc tẩy răng chất lượng thì việc tẩy trắng rất an toàn, không làm ảnh hưởng đến men răng cũng như thay đổi cấu trúc răng. Việc tẩy trắng răng tại nhà cũng cần sự hướng dẫn, giám sát của bác sĩ, việc sử dụng thuốc tẩy kém chất lượng hoặc thực hiện không đúng kỹ thuật không những kém hiệu quả mà còn gây ra các bệnh lý nghiêm trọng.

Khi nào nên tẩy trắng răng?

Răng có màu ố vàng, xỉn màu, không còn trắng sáng như trước do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trong quá trình tẩy trắng và sau đó 2 tuần, răng rất nhạy cảm do đó cần kiêng ăn các thức ăn sậm màu để tránh nguy cơ bị nhiễm màu trở lại. Khi uống các thức uống có màu nên dùng ống hút thay vì uống trực tiếp. Tránh uống nước hoặc ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, sẽ dễ gây ê buốt răng. Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng thật kỹ sau khi ăn để duy trì sự trắng sáng của răng, hạn chế nguy cơ răng bị ố trở lại.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Nha Khoa Quốc Tế Lamina. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 089 8838 666

Địa chỉ:

  • Trụ sở Lamina: Số 11-15 Tổ 4 Thị trấn Đông Anh – Đông Anh – Hà Nội (Đối diện Chợ Trung tâm Đông Anh)

  • Cơ sở 1: Số 12 – 14 Nguyên Khê – Đông Anh – Hà Nội (Ngã tư Nguyên Khê)

Hotline: 089 8838 666

Email: nhakhoalamina@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoaLAMINA

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.