Niềng răng đau nhất lúc nào? Chia sẻ chân thực về nỗi đau khi niềng răng

nieng-rang-dau-nhat-luc-nao

Niềng răng đau nhất lúc nào?

Niềng răng lúc nào đau nhất lúc nào? Khi chỉnh nha có những vấn đề và mức độ trong mỗi giai đoạn. Lời khuyên từ Nha sĩ hàng đầu Việt Nam khi gặp tình trạng răng ê buốt sau niềng. Chia sẻ dễ hiểu và có tâm nhất về kiến thức chuyên môn Nha khoa về niềng răng. Mời bạn đọc bài viết dưới đây!

nieng-rang-dau-nhat-luc-nao
Niềng răng đau nhất lúc nào? – Lamina Nha khoa của mọi nhà

Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?

Một trong những lý do khiến nhiều người lo ngại khi đi niềng răng chính là sợ đau. Răng là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất. Khi tác động vật lý lên răng sẽ khiến bạn không thoải mái và khó chịu.

Trong quá trình niềng răng, mỗi người đều có những cảm nhận riêng và đánh giá khác nhau trong mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, phần lớn mọi người thường đánh giá 2 giai đoạn đau nhất là: giai đoạn thun tách kẽ và giai đoạn nhổ răng tạo khoảng cách để dịch chuyển răng.

Đã giải đáp câu hỏi: niềng răng đau nhất lúc nào? Dưới đây là những kiến thức không thể bỏ lỡ về nỗi đau khi niềng răng.

1. Giai đoạn thun tách kẽ

Thun kẽ là những vòng cao su nhỏ, hơi cứng. Sau khi dán, bác sĩ sử dụng khí cụ nha khoa để đặt dây chun vào giữa hai răng của bệnh nhân. Sự đàn hồi ở kẽ răng cho phép anh nong rộng hai răng, tạo đủ khoảng trống để gắn chỉ khâu vào răng hoặc uốn cong mắc cài.

Nieng-rang-co-dau-khong-1
Niềng răng đau không?

Khi vật thể lạ là thun được đưa vào kẽ răng, người bệnh sẽ lập tức cảm thấy ê buốt và khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác này không quá đau như nhiều người tưởng tượng. Cảm giác này sẽ chỉ tồn tại vài ngày sau khi đặt thun. Chúng ta hoàn toàn có thể giảm cơn đau bằng nhiều cách.

Xem thêm niềng răng có đau không và những cách để giảm đau khi niềng răng.

2. Giai đoạn nhổ răng tạo khoảng cách để dịch chuyển răng

Đây là giai đoạn mà nha sĩ sẽ nhổ răng bạn. Toàn bộ quá trình này sẽ được tiêm thuốc tê nên bạn sẽ không cảm thấy đau. Tuy nhiên, cảm giác ê buốt sẽ bắt đầu khi thuốc tê hết tác dụng. Đừng quá lo lắng vì với sức chịu đựng của mọi người đều có thể vượt qua một cách dễ dàng.

Các giai đoạn khi niềng răng

1. Thăm khám và điều trị tổng quát

Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát răng miệng của bạn. Quá trình chụp X – quang sẽ được thực hiện ngay sau đó. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng răng miệng và nhu cầu của bạn nhất!

Trong giai đoạn này, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn mà sẽ có bước nhổ răng tạo khoảng cách để dịch chuyển răng. Giai đoạn này sẽ khá đau và gây cảm giác không thoải mái cho bạn.

2. Giai đoạn thun tách kẽ

Như đã đề cập ở trên, giai đoạn thung tách kẽ sẽ đặt những vòng tròn cao su nhỏ, hơi cứng vào giữa răng của bạn. Bản chất quá trình này sẽ không làm tổn thương răng hay bất cứ mô mềm nào của bạn.

Tuy có cảm giác hơi khó chịu và ê buốt nhưng bạn hoàn toàn yên tâm. Cảm giác này sẽ biến mất chỉ sau vài ngày khi bạn và các mô đã quen với trạng thái này.

Tìm hiểu thêm về: Bắt vít niềng răng có đau không?

3. Gắn mắc cài và dây cung

Đây là bước đánh dấu bạn bắt đầu vào quá trình niềng răng. Mắc cài, dây cung và hệ thống chun sẽ kết hợp với nhau tạo lực kéo răng về đúng vị trí mà bạn mong muốn, giúp hàm răng thẳng và đúng khớp cắn.

Giai đoạn này, các bộ phận trong khoang miệng như má, lợi, lưỡi, nướu chưa kịp làm quen và thích ứng với những khí cụ lạ lẫm nên sẽ gây cảm giác khó chịu và ê buốt.

Nieng-rang-mac-cai-su-hay-kim-loai
Gắn mắc cài và dây cung

4. Giai đoạn siết răng hàng tháng

Dây cung sẽ siết lực với mắc cài. Mỗi khi khám định kì, nha sĩ sẽ kiểm tra và dùng các khí cụ nha khoa đặc biệt giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí. Quá trình này cũng sẽ khiến bạn có cảm giác đau nhẹ.

5. Tháo niềng răng

Sau khoảng từ 12 – 36 tháng, cuối cùng bạn cũng sẽ được tháo niềng răng. Đây là giai đoạn nhiều người mong chờ sau một thời gian dài. Nha sĩ sẽ sử dụng những khí cụ nha khoa để tháo niềng cách nhẹ nhàng và không hề đau.

6. Đeo hàm duy trì

Đây là một bước quan trọng không nên bỏ qua. Đeo hàm duy trì giúp răng của bạn ổn định và đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Quá trình này sẽ hoàn toàn không đau nên bạn yên tâm nhé!

Cách giảm bớt cơn đau khi niềng răng

Hầu hết mọi tác động vật lý lên răng đều gây cảm giác khó chịu và ê buốt. Đối với niềng răng cũng vậy, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau nhức trong vài ngày sau khi bắt đầu điều trị niềng răng. Tuy nhiên phương pháp này còn nhiều cải tiến nên bạn đừng quá lo lắng. Để giảm bớt tình trạng này, có một số cách như sau:

  • Dùng đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc chườm đá
  • Vệ sinh răng miệng thật kĩ: khác với răng thông thường, răng khi niềng sẽ có nhiều bề mặt tiếp xúc
  •  Xúc miệng bằng nước muối
  • Sử dụng sáp nha khoa: giảm độ sắc nhọn của các mắc cài, tránh tổn thương các mô mềm trong khoang miệng.
  • Ăn thức ăn nhỏ, mềm: chúng ta cần ăn các loại thực phẩm dễ nuốt để tránh cọ xát, giảm tối đa tình trạng đau răng.
  • Hạn chế vận động mạng: vận động mạnh như chạy nhảy, tham gia các hoạt động hoạt náo, vui chơi gây tác động mạnh lên răng và các phần mô mềm.
  • Sử dụng thuốc tê, thuốc giảm đau: bạn cần làm theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng đúng liều thuốc.
    Nieng-rang-mac-cai-kim-loai
    Lamina – Nha khoa uy tín hàng đầu Đông Anh về niềng răng

Xem thêm về Niềng răng có đau không.

Như vậy, Lamina – Nha khoa của mọi nhà đã cung cấp những thông tin chi tiết chuyên môn về niềng răng. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.