Sún Răng Cửa Nguyên Nhân Do

Sún răng nguyên nhân do đâu

Sún răng cửa là hiện tượng rất dễ gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị sớm dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Khả năng nói của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng. Vậy nên cha mẹ nên nhận biết sớm để kịp thời can thiệp tránh những hệ lụy không mong muốn. Hãy cùng Nha Khoa Lamina giải đáp các thắc mắc của bạn dưới bài viết này nhé!

Sún răng nguyên nhân do đâu

1. Sún răng cửa là gì?

Sún răng là sự hủy hoại lớp men răng. Làm răng bị mủn đen và tiêu dần theo thời gian. Cấu trúc của răng cửa và phần lớn răng trong khoang miệng bao gồm lớp cứng bên ngoài, men răng và ngà răng. Đối với trẻ em, lớp ngà và men răng khá mỏng, dễ vỡ cũng như độ canxi hóa thấp. Nó rất dễ bị hư hại, đặc biệt là sâu răng. Khi lớp men răng bắt đầu mòn, răng của trẻ trở nên kém chắc chắn hơn và từ từ biến mất. Điều này khiến thể tích thân răng giản đi được gọi là sún răng.

(ảnh)

Tình trạng thường gặp ở trẻ em 1 – 5 tuổi. Sún răng không gây cho trẻ em cảm giác khó chịu hay đau đớn tuy nhiên nó dễ lây lan sang các răng xung quanh. Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng bởi nếu không điều trị kịp thời nó có thể rất bất lợi đến thói quen ăn uống và giao tiếp của trẻ.

2. Nguyên nhân trẻ em bị sún răng?

Theo nghiên cứu của các bác sĩ nha khoa, hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị sún răng. Dưới đây là một trong những nguyên nhân thường thấy nhất.

Do ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh, đồ uống có ga

Khi trẻ em ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt,… Lượng đường trong thực phẩm này là một trong những nguyên nhân chính gây nên sún răng ở trẻ. Nếu không được vệ sinh đúng cách nó sẽ bám dính trên bề mặt răng và sinh ra axit làm hỏng men răng. Khi đó, vi khuẩn gây sâu răng sẽ có thể tấn công men răng, làm nứt lớp vỏ bên ngoài và phá hủy cấu trúc tủy răng.

Ăn đồ ngọt bị sún răng
Ăn đồ ngọt bị sún răng

Do răng sữa của bé nhạy cảm 

Câu trúc men răng ở trẻ em mỏng hơn so với men răng của một người trưởng thành. Vậy nên răng sữa của bé dễ bị vi khuẩn gây hại tấn công. Cha mẹ nên chú ý đến vấn đề sức khỏe răng miệng cho con nhiều hơn. Bởi khi bé bị sâu răng thì tình trạng này rất dễ bị phát triển thành sún răng.

Do thiếu canxi

Khi thiếu canxi răng sẽ kém bền tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng. Đây là lý do khiến tình trạng sún răng diễn ra nhanh hơn.

Do ảnh hưởng từ thuốc kháng sinh

Trong quá trình mang thai nếu mẹ sử dụng nhiều thuốc kháng sinh sẽ khiến răng bé yếu, dễ bị sâu. Khi em bé uống kháng sinh cũng bị ảnh hưởng.

Do việc vệ sinh không đúng cách

Răng có xu hướng dễ bị sâu răng nhất khi răng của trẻ không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Bố mẹ thường không quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày cho con mình, điều này khiến các mảng bám thức ăn tích tụ và vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Lâu ngày dẫn đến sún răng cửa.

Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng cho trẻ

3. Dấu hiệu trẻ em bị sún răng

– Thể tích răng bị hao mòn dần dần và ăn mòn đến tận chân răng.

– Răng cửa bị mủn, xỉn màu, ố vàng và ngày càng trở nên tối màu.

– Bề mặt răng không còn trắng bóng nữa mà đổi màu dần.

– Lớp men răng bị ăn mòn để lộ ra lớp ngà răng gây đau nhức khi ăn

4. Những ảnh hưởng của việc bị sún răng cửa

Hiện tượng sún răng ở trẻ do bố mẹ không quan tâm và cho rằng đây chỉ là răng sữa, khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ thay thế các răng này nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Khi bị sún răng của trẻ sẽ bị xỉn màu, kích thước to nhỏ không đồng đều. Tình trạng này khi nhìn vào không được đẹp mắt. Vô tình khiến bé ngại nói, cười hình thành tính cách nhút nhát.

Ảnh hưởng đến phát âm

Răng cửa bị sún sẽ khiến trẻ không thể phát âm chính xác và dễ bị n gọng

Ảnh hưởng đến nhai

Khi mất răng sữa trong giai đoạn răng vĩnh viễn chưa mọc lên, chân răng sữa lúc này nằm sát vào phần lợi khiến trẻ nhai thức ăn sẽ thấy khó chịu và chán ăn. Như vậy sún răng cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng biếng ăn của trẻ.

Ảnh hưởng đến mọc răng vĩnh viễn

Bố mẹ cần lưu ý rằng răng sữa của trẻ có mỗi liên kết chặt chẽ với răng vĩnh viễn. Khi trẻ thay răng là dấu hiệu cho thấy từng chiếc răng sữa rụng xuống sẽ được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn tại đúng vị trí đó trên cung hàm.

Nếu trẻ sún răng khi còn quá nhỏ, các răng bên cạnh dễ bị dịch chuyển dần về vị trí mất răng, khiến răng vĩnh viễn mọc lên không còn chỗ để mọc. Điều này có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc chen lấn, mọc lệch,…

5. Mẹ nên làm gì khi con bị sún răng?

Can thiệp tại nhà

Khi phát hiện con bị sún răng bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà dưới đây để làm chậm tốc độ lây lan:

  • Dùng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có đặc tính kháng khuẩn tốt nên sẽ làm chậm tốc độ lây lan răng sún. Bố mẹ có thể mua nước muối sinh lý để trẻ súc miệng hàng ngày vào buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng sau khi trẻ thức dậy.

  • Dùng lá trầu không

Do có chứa các thành phần kháng khuẩn cao nên lá trầu có khả năng làm chậm quá trình sún răng. Cha mẹ chỉ cần dùng 3 – 5 lá trầu không già đem rửa sạch và để ráo rồi giã nhuyễn, đắp lên vị trí răng sún trong 3 – 5 phút hoặc đun nước lá trầu không rồi cho con súc miệng hàng ngày.

Lá trầu không chữa sún răng
Lá trầu không chữa sún răng

Can thiệp nha khoa

Khi thấy dấu hiệu răng sún của con tiến triển, tốt nhất cha mẹ nên cho con khám bác sĩ nha khoa uy tín để biết chính xác về tình trạng của con mình. Tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng, mức độ bệnh của răng, tuổi của trẻ,…mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị tốt nhất.

  • Nếu bị sún răng nhẹ: thường trám răng để ngắn chặn sự phát triển của sún răng. Răng bị sâu và sún nếu được trám sớm sẽ giữ được đầy đủ hàm răng.
  • Nếu bị sún răng nặng: khi vi khuẩn phát triển thành lỗ sâu hơn trên rănh, thậm chí mòn gần hết răng của trẻ thì tùy vào độ tuổi thau răng bác sĩ sẽ đưa ra quyết định giữ lại hay nhổ bỏ răng sún.
Chữa tại nha khoa
Chữa tại nha khoa

Đối với răng sữa bị sún, việc bảo tồn hay nhổ bỏ cần phải được cân nhắc để đưa ra quyết định đúng. Vì nếu nhổ răng sữa trước 6 tuổi thì sau này trẻ rất dễ gặp tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch.

Cha mẹ có thể giúp con mình phòng ngừa và điều trị răng sún từ sớm bằng việc cho con khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần. Đây là việc làm không chỉ giúp kiểm soát được vấn đề sún răng mà còn ngăn chặn được hệ lụy sau này răng vĩnh viễn mọc chen chúc, mọc lệch; tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của răng trưởng thành.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Nha Khoa Quốc Tế Lamina. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 089 8838 666

Địa chỉ:

  • Trụ sở Lamina: Số 11-15 Tổ 4 Thị trấn Đông Anh – Đông Anh – Hà Nội (Đối diện Chợ Trung tâm Đông Anh)

  • Cơ sở 1: Số 12 – 14 Nguyên Khê – Đông Anh – Hà Nội (Ngã tư Nguyên Khê)

Hotline: 089 8838 666

Email: nhakhoalamina@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoaLAMINA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.