Trồng răng giả tháo lắp là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Làm răng giả có thể tháo lắp có những ưu, nhược điểm gì? Chăm sóc răng giả có thể tháo lắp như thế nào là tốt nhất. Những phương pháp trồng răng giả bằng nhựa, mắc kim loại, chân implant có đặc điểm gì. Kiến thức bởi chia sẻ bởi nha sĩ hàng đầu.
Trồng răng giả tháo lắp là gì?
Trồng răng giả tháo lắp là phương pháp sử dụng hàm và răng nhân tạo thay thế răng thật. Các trường hợp lựa chọn phương pháp này thường là mất nhiều răng hoặc mất cả hàm răng. Hàm răng giả này khá giống thật, giúp nhiều người tự tin vào cuộc sống.
Cấu tạo của răng giả tháo lắp gồm 2 bộ phận: hàm răng giả có thể tháo lắp và răng giả. Hàm răng giả tháo lắp thường làm bằng nhựa. Trong một vài trường hợp hàm có thêm dây kim loại hoặc ốc vít. Hàm này được làm theo từng người để vừa khít với hàm thật của bạn. Răng giả được làm từ nhựa dẻo hoặc sứ. Chúng có chức năng thay thế răng của bạn thực hiện nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Răng giả có màu gần giống răng thật nhất để tránh lộ.
Ưu điểm, nhược điểm của trồng răng giả tháo lắp
Có nên trồng răng giả tháo lắp không? Cùng Lamina phân tích những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này để có lựa chọn đúng đắn nhất.
1. Ưu điểm
- Tiết kiệm chi phí: trồng răng giả tháo lắp có chi phí tối ưu hơn rất nhiều so với các phương pháp khác.
- Chất liệu an toàn với khoang miệng: thành phần của răng giả hay hàm răng giả hoàn toàn không gây kích ứng và viêm nhiễm.
- Tiện lợi: dễ dàng tháo lắp và vệ sinh răng.
- Tiết kiệm thời gian: để có hàm răng giả bạn chỉ cần 2 -3 ngày. Khắc phục giải pháp răng miệng của mình, đảm bảo cho sinh hoạt và giao tiếp.
- Không đau và khó chịu: trồng răng giả không tác động đến răng thật của bạn. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với người cao tuổi.
2. Nhược điểm
Tuổi thọ thấp: thông thường hàm răng giả chỉ chắc chắn trong khoảng 1 năm đầu. Hàm răng sẽ dần bị xuống cấp, lỏng lẻo gây khó chịu. Bạn sẽ cần chịu đựng hoặc sẽ cần đi trồng lại khiến chi phí phát sinh.
Bất tiện trong quá trình sử dụng: răng giả đương nhiên sẽ có nhiều hạn chế. Khả năng nhai nuốt sẽ bị giảm đi, bạn không thể nhai hay cắn những đồ vật quá cứng hay quá dai nữa.
Quy trình sử dụng hàm răng giả tháo lắp
Bước 1: Khám và tư vấn điều trị
Đầu tiên, bác sĩ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng của bạn. Nếu bạn bị các bệnh về răng miệng, cần phải điều trị ngay lập tức. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tư vấn những ưu nhược điểm của hàm giả tháo lắp cũng như chi phí để bệnh nhân lựa chọn phương pháp phù hợp.
Bước 2: Lấy dấu hàm
Ở bước này, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm và lưu lại các thông số như kích thước răng, màu sắc răng, dấu hàm để tạo hình răng giả cho bệnh nhân.
Bước 3: Đeo răng giả
Bước này cần được thực hiện cẩn thận để tránh nhiễm trùng. Do đó, bác sĩ sử dụng các thiết bị đặc biệt để làm sạch khoang miệng và gắn răng giả cho bệnh nhân. Đồng thời, bác sĩ sẽ quan sát và kiểm tra độ vừa vặn để đảm bảo độ vừa vặn nhất cho bệnh nhân.
Bước 4: Hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc tại nhà
Sau khi hàm giả tháo lắp được gắn chắc chắn, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng và vệ sinh đúng cách hàm răng giả của bạn.
Những lưu ý khi trồng răng giả có thể tháo lắp
Lần đầu tiên đeo răng giả, bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác khó chịu. Có thể xảy ra hiện tượng tăng tiết nước bọt tạm thời. Nó cũng làm cho việc nhai và nói khó khăn hơn một chút. Tuy nhiên, không có gì lạ khi nướu bị kích ứng hoặc hơi đau trong thời gian này. Những vấn đề này thường tự biến mất khi miệng đã quen với răng giả. Đồng thời, để giảm bớt cảm giác khó chịu khi sử dụng hàm giả tháo lắp và bảo vệ hàm giả của bạn tốt hơn, bạn cần lưu ý những điểm chính sau:
- Ăn thức ăn mềm trước, sau đó cắt thành miếng nhỏ và ăn từ từ.
- Sau một thời gian, bạn có thể ăn uống như cũ, nhưng tránh thức ăn cứng, dính, sắc nhọn.
- Tránh nhai kẹo cao su và không dùng tăm để xỉa răng.
- Khi mới bắt đầu đeo răng giả, bạn có thể nghe thấy tiếng “tách” phát ra từ miệng. Nếu hàm giả tháo lắp của bạn chật, bạn có thể không cần đến chất kết dính hàm giả. Ngược lại, nếu xương hàm của bạn bị thụt vào đáng kể, có thể sử dụng thêm keo để gắn phục hình hiệu quả hơn, nhưng hãy đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Nên duy trì lịch tái khám để nha sĩ kiểm tra chiếc răng đã nhổ và điều chỉnh lại cho phù hợp với xương hàm nếu cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn bị kích ứng hoặc đau bất thường ở nướu, bạn nên đến gặp nha sĩ ngay lập tức để được giúp đỡ hoặc điều trị nếu có bất kỳ vấn đề gì.
Trên đây, là tất cả những kiến thức Lamina về trồng răng giả tháo lắp. Chúc bạn có những quyết định đúng đắn để giải quyết tình trạng răng miệng của mình!
Có thể bạn quan tâm:
Sún Răng Cửa Nguyên Nhân Do
Sún răng cửa là hiện tượng rất dễ gặp ở trẻ
Khi Nào Nên Tẩy Trắng Răng?
Sún Răng Cửa Nguyên Nhân Do Siết Răng Khi Niềng Là
Siết Răng Khi Niềng Là Gì?
Siết răng khi niềng là gì? Lưu ý và cách giảm
Hàm Duy Trì Có Mấy Loại
Hàm duy trì là một loại khí cụ được bác sĩ
Trụ Implant Osstem
Nụ cười làm tăng sự tự tin và sự hài lòng
Trụ Implant Straumann
Trụ Implant straumann là loại trụ ưu việt trên thế giới.