Niềng răng khểnh có đau không?

niềng răng khểnh có đau không

Niềng răng khểnh có đau không là nỗi lo lắng của nhiều người. Phương pháp niềng răng luôn là giải pháp được nhiều Nha sĩ đề xuất. Răng quá khểnh và lệch hướng khiến bạn kém duyên. Băn khoăn và lo lắng niềng răng khểnh có đau không. Dưới đây là chi tiết được tư vấn bởi bác sĩ Nha khoa hàng đầu. Phía cuối là những cách làm giảm cơn đau nhức của bạn. Mời bạn cùng tham khảo bài viết!

Niềng răng khểnh có đau không?

niềng răng khểnh có đau không
niềng răng khểnh có đau không

Lo lắng khi niềng răng khểnh sẽ bị đau và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Đúng vậy, niềng răng khểnh sẽ khiến bạn đau nhức. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì giải pháp này sẽ chỉ khiến bạn đau nhức khoảng dưới 1 tuần từ khi đến nha khoa.

Phương pháp này sử dụng hệ thống các mắc cài, dây cung và dây thun tạo lực. Lực kéo này sẽ từ từ đưa răng về đúng vị trí một cách từ từ và ổn định. Quá trình tạo lực khiến răng và các mô mềm chịu kích ứng và khó chịu.

Khi niềng răng khểnh mà cảm giác đau nhức mãi không dứt. Có thể do những nguyên nhân sau:

  • Chân răng yếu
  • Có bệnh nền về răng
  • Dụng cụ nha khoa không đảm bảo
  • Trình độ chuyên môn của nha sĩ
  • Không chăm sóc và bảo vệ răng miệng đúng cách

Như vậy, niềng răng khểnh không quá đau như bạn nghĩ. Nên bạn hoàn toàn có thể can đảm đến nha sĩ để giải quyết vấn đề răng miệng của mình nhé!

Những giai đoạn niềng răng khểnh có thể khiến bạn đau nhức, ê buốt

Quá trình niềng răng khểnh thường kéo dài 12 – 36 tháng. Từng giai đoạn răng bạn sẽ được lần lượt xử lý qua các bước. Cùng tìm hiểu một số giai đoạn có thể khiến bạn đau nhức, khó chịu và ê buốt.

1. Giai đoạn thun tách kẽ

Bước này diễn ra trước khi bạn đeo niềng răng. Lúc này, răng bạn sẽ được đặt đoạn thun nhỏ và hơi cứng vào giữa các kẽ răng. Răng được tách ra để thực hiện gắn các dụng cụ về sau. Đây có lẽ là giai đoạn khiến bạn khó chịu nhất, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng. Cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi khi bạn và khoang miệng đã quen với các dụng cụ.

niềng răng khểnh có đau không
Niềng răng khểnh có đau không?

2. Giai đoạn đeo niềng răng

Quá trình này diễn ra cùng với lực kéo ban đầu. Chưa từng trải nghiệm qua điều này sẽ khiến bạn bỡ ngỡ và đau nhức. Tùy vào cơ địa từng người mà cảm giác đau sẽ mạnh hoặc nhẹ. Tuy nhiên, điều này sẽ được nha sĩ của bạn dự liệu sẵn. Cảm giác này hoàn toàn nằm trong sức chịu đựng. Bạn chỉ cần qua khoảng 1 tuần. Cảm giác này sẽ hoàn toàn biến mất.

3. Giai đoạn nhổ răng tạo khoảng cách

Niềng răng khểnh có khả năng cao sẽ phải thực hiện quá trình này. Sẽ khá đau khi nhổ răng. Đương nhiên, nhổ răng nha sĩ sẽ sử dụng thuốc tê. Trong khi nhổ bạn sẽ không đau đớn. Khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm giác đau nhức vì các mô mềm bị tổn thương. Nhưng bạn yên tâm, cảm giác này cũng nhanh chóng qua đi. Sau bước này, quá trình niềng răng của bạn sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

4. Giai đoạn siết răng định kì

Khi răng đã về đúng vị trí lần siết trước mà nha sĩ mong muốn. Bạn sẽ đến nha khoa để thăm khám và siết răng định kì. Cảm giác đau nhức và khó chịu sẽ lại xuất hiện. Cảm giác này đã quá quen với bạn. Hơn nữa, bạn đã có nhiều kinh nghiệm để đối mặt và xử lý tình trạng này. Cho nên, bước này sẽ trải qua khá nhàn nhã và nhanh chóng qua đi.

Xem thêm: Niềng răng bị đau nhức!

Những cách làm giảm cơn đau nhức khi niềng răng khểnh

Niềng răng khểnh nói riêng và những phương pháp niềng răng xử lý tình trạng răng khác nói chung sẽ có một số cách làm giảm cơn đau nhức như sau:

  • Sử dụng thực phẩm, đồ uống và kem lạnh:

    Miệng lạnh làm co mạch máu, làm chậm lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng. Lưu ý rằng phương pháp này mất khoảng 15-20 phút để hoàn thành.

  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng:

    Khác với răng bình thường, mắc cài có nhiều bề mặt tiếp xúc. Đây là ngôi nhà lý tưởng cho vi khuẩn gây hại cho răng. Vì vậy, bạn nên vệ sinh răng miệng đúng và đủ theo chỉ dẫn của nha sĩ.

  • Súc miệng bằng nước muối:

    Nước muối chứa thành phần chính là NaCl có tác dụng sát khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. đồng thời việc này làm giảm tình trạng viêm loét và các bệnh về răng miệng.

  • Sử dụng kem đánh răng:

    Giảm độ sắc nhọn của mắc cài và tránh làm tổn thương các mô mềm trong khoang miệng.

  • Ăn thức ăn nhỏ, mềm:

    Răng đang niềng rất mỏng manh nên ăn những thức ăn dễ nuốt để tránh ma sát giúp giảm đau nhức răng.

  • Hạn chế di chuyển mạnh:

    Các hoạt động gắng sức như chạy, nhảy, tham gia các hoạt động gắng sức, chơi game tác động mạnh đến răng và mô mềm khiến tình trạng đau nhức trở nên trầm trọng hơn.

  • Sử dụng thuốc gây mê, giảm đau:

    Liều lượng thích hợp nên được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không lạm dụng hoặc chỉ dùng sau khi nghiến răng (chỗ đau nhất).

Nieng-rang-mac-cai-kim-loai
Niềng răng khểnh tại Lamina – Nha khoa của mọi nhà

Như vậy, nha khoa Lamina đã cung cấp cho bạn những khiến thức căn bản nhất. Để hiểu rõ và chính xác nhất về tình trạng răng của mình, hãy đi khám nha sĩ để có những lựa chọn đúng đắn nhé!

Đặt lịch tư vấn 1 – 1 hoàn toàn miễn phí cùng nha sĩ Lamina – Nha khoa của mọi nhà, vui lòng đặt lịch tư vấn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.