Niềng răng bị đau nhức

nieng-rang-bi-dau-nhuc

Niềng răng bị đau nhức

Niềng răng bị đau nhức – vấn đề nhức nhối của nhiều người. Niềng răng về thấy khó chịu, ê buốt, lạ lẫm với những vật vừa được “thêm” vào miệng mình. Chỉnh nha cho trẻ em hay người lớn cũng đều bị đau nhức. Giải đáp chi tiết và chính xác nhất từ Nha sĩ hàng đầu Việt Nam.

nieng-rang-bi-dau-nhuc
Niềng răng bị đau nhức

Niềng răng bị đau nhức như thế nào? 

Niềng răng là quá trình sử dụng hệ thống các khí cụ nha khoa đặc biệt nhằm tạo lực kéo đủ mạnh. Phương pháp này giúp bạn có hàm răng đúng vị trí và nụ cười rạng rỡ, tự tin.

Do sử dụng lực và các vật thể “lạ lẫm” đối với khoang miệng, niềng răng bị đau nhức, khó chịu là chuyện hết sức bình thường. Tin vui rằng cảm giác này chỉ xuất hiện trong tuần đầu tiên. Có những trường hợp có thể kéo dài vài tuần tùy thuộc vào cơ địa từng người.

Trong khi niềng răng, cảm giác đau nhức thường xuất hiện trong các giai đoạn:

  • Quá trình điều trị tổng quát
  • Giai đoạn thun tách kẽ
  • Gắn mắc cài và dây cung
  • Siết dây cung định kì

Đau nhức khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống và giao tiếp hay nhiều bất tiện. Niềng răng đau nhất lúc nào? Xem ngay!

Những lý do gây ra tình trạng đau nhức khi niềng răng

Tìm ra những nguyên nhân sâu xa khiến răng bạn đau nhức hơn hoặc lâu hơn bình thường. Dưới đây là một số lý do bạn có thể gặp phải:

1. Do chân răng yếu 

Đây là một hiện tượng lão hóa tự nhiên của răng có thể gặp ở một số người. Nguyên nhân do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Biểu hiện của vấn đề này là thay đổi cấu trúc răng miệng, bị mòn răng, … .

Khi niềng răng, chân răng khó có thể chịu được lực ổn định từ khí cụ nha khoa, gây đau nhức. Tuy nhiên, đầy đều đã nằm trong dự định của bác sĩ nha khoa chúng tôi.

2. Do niềng răng sai quy trình 

Điều này là trường hợp khá đáng buồn khi bạn chưa lựa chọn được một Nha khoa uy tín. Niềng răng có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào vai trò bác sĩ nha khoa. Chuẩn đoán sai, vẽ sai phác đồ điều trị, sai lệch các bước, … khiến bạn đau đớn. Khi cảm thấy bất thường, bạn nên đi khám và giải quyết kịp thời để tránh trường hợp xấu hơn xảy ra.

3. Do dụng cụ Nha khoa không đảm bảo

Các dụng cụ Nha khoa đặc biệt là mắc cài, dây cung và dây chun sẽ tiếp xúc trực tiếp với răng bạn. Các dụng cụ này phải được đảm bảo về chất lượng. Khí cụ không uy tín có thể khiến tình trạng răng miệng của bạn đau nhức kéo dài và gây khó chịu khi giao tiếp và ăn uống.

4. Do chế độ ăn uống không hợp lý

Khi bắt đầu niềng, hệ thống răng và mô mềm trong khoang miệng sẽ chịu kích thích nhỏ. Ê buốt trong khoảng 1 tuần đầu tiên là điều mà bạn không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn không chịu ăn các loại đồ ăn nhỏ, dễ dai và dễ nuốt. Tình trạng này ngày càng nghiêm trọng hơn.

5. Do răng có nền bệnh hoặc bệnh khác 

Chữa trị bệnh chưa triệt để hoặc bạn cũng đang mắc phải một số bệnh về răng miệng khác sẽ khiến cơn đau nhức khi niềng răng của bạn ngày càng trầm trọng hơn.

Nieng-rang-bi-dau-nhuc
Sau niềng răng gặp tình trạng đau nhức

Những biện pháp giảm bớt cơn nhau nhức khi niềng răng

Đau nhức và ê buốt là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, dưới đây là một vài gợi ý để giảm bớt cơn đau và ê buốt của bạn:

  • Dùng đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc chườm đá: khi khoang miệng bị lạnh sẽ làm co mạch máu, làm chậm quá trình máu lưu thông đến các vùng bị tổn thương. Bạn cần lưu ý rằng phương pháp này cần được thực hiện trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Vệ sinh răng miệng thật kĩ: khác với răng thông thường, răng khi niềng sẽ có nhiều bề mặt tiếp xúc. Đây là nơi lý tưởng để trú ngụ những loại vi khuẩn gây thương tổn cho răng. Vì vậy, bạn cần phải vệ sinh răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ Nha khoa.
  •  Xúc miệng bằng nước muối: nước muối có thành phần chính là NaCl, có công dụng sát khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm loét và các bệnh liên quan đến răng miệng.
  • Sử dụng sáp nha khoa: giảm độ sắc nhọn của các mắc cài, tránh tổn thương các mô mềm trong khoang miệng.
  • Ăn thức ăn nhỏ, mềm: răng khi niềng khá nhạy cảm, vì vậy chúng ta cần ăn các loại thực phẩm dễ nuốt để tránh cọ xát, giảm tối đa tình trạng đau răng.
  • Hạn chế vận động mạng: vận động mạnh như chạy nhảy, tham gia các hoạt động hoạt náo, vui chơi gây tác động mạnh lên răng và các phần mô mềm. Điều này sẽ khiến cơn đau của bạn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng thuốc tê, thuốc giảm đau: bạn cần làm theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng đúng liều thuốc. Lưu ý không nên lạm dụng hoặc chỉ sử dụng sau khi siết răng (cơn đau nhất) của bạn.

Xem thêm về niềng răng có đau không?

LAMINA – Nha khoa của mọi nhà

Nha khoa quốc tế LAMINA tự hào là nha khoa uy tín bậc nhất địa bàn huyện Đông Anh. Với tôn chỉ mong muốn mang đến cho khách hàng những điều trọn vẹn nhất. LAMINA hân hạnh chăm sóc răng miệng bạn. Giúp bạn có một nụ cười tự tin và cuộc sống khỏe.

Tư vấn 1 – 1 hoàn toàn MIỄN PHÍ với Nha sĩ chuyên môn của chúng tôi, đặt lịch ngay!

Nha-khoa-uy-tin
Lamina – Nha khoa của mọi nhà

Tóm lại, tình trạng niềng răng bị đau nhức là một điều phổ biến do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Có nhiều cách giúp giảm cảm giác này. Tuy nhiên, nếu cảm thấy quá đau nhức, bạn nên đến Nha khoa để được tư vấn tốt nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.