Với những người niềng răng, chắc hẳn hàm duy trì sau niềng răng là món đồ không quá xa lạ. Sau khi tháo niềng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phải đeo hàm duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Dưới đây là những thông tin chi tiết và hàm duy trì sau niềng này, mời các bạn tham khảo.
Lý do cần đeo hàm duy trì sau niềng răng
Hàm duy trì sau niềng là khí cụ được chỉ định sử dụng bắt buộc sau quá trình niềng răng kết thúc. Bởi sau khi tháo niềng, răng vẫn đang theo đà dịch chuyển, lúc này răng sẽ vẫn chưa thể ổn định tại vị trí mới. Vì vậy mà sự có mặt của hàm duy trì sẽ hỗ trợ răng được ổn định và chắc chắn. Từ đó ngăn ngừa việc răng tiếp tục di chuyển hay chạy về vị trí ban đầu.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp không đeo hàm duy trì mà dẫn tới tình trạng răng di chuyển xô lệch hay chạy về vị trí ban đầu. Điều này hiển nhiên làm cho kết quả của cả quá trình niềng răng trước đó bị ảnh hưởng không nhỏ. Thậm chí còn có thể trở về con số không, mất hoàn toàn hiệu quả sau niềng. Chính vì thế, bạn nhất định cần phải đeo hàm duy trì để có thể giữ răng ở vị trí cố định hiện tại cho tới khi răng và xương đã được chắc chắn.
>> Xem thêm: Tất Tần Tật Về Quá Trình Niềng Răng Tiêu Chuẩn
Ưu, nhược điểm của các loại hàm duy trì sau niềng răng
Mỗi loại hàm duy trì sau niềng răng lại sở hữu những ưu và nhược điểm riêng. Căn cứ vào những đặc điểm này mà bạn có thể lựa chọn loại hàm phù hợp cho riêng mình. Chi tiết như sau:
Hàm duy trì trong suốt
Hàm duy trì trong suốt là loại hàm được làm từ nhựa trong suốt nha khoa an toàn. Về cơ bản nó có hình dáng tựa như khay niềng trong suốt hay máng tẩy trắng răng. Thiết kế của hàm sẽ dựa theo thiết kế dấu hàm của từng người và dễ dàng trong việc tháo lắp.
Ưu điểm:
-
Hàm ôm khít thân răng nên rất dễ chịu trong quá trình sử dụng. Hạn chế gây cộm vướng hay sự khó chịu nào khi dùng.
-
Cũng bởi là hàm trong suốt mà giúp đảm bảo tính thẩm mỹ khi đeo cho người dùng
-
Dễ dàng tháo lắp và vệ sinh
Nhược điểm:
-
Chi phí có phần nhỉnh hơn so với các hàm duy trì khác
-
Khi chẳng may người dùng quên không đeo sau khi tháo ra có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả niềng răng
Hàm duy trì kim loại cố định
Hàm duy trì kim loại cố định được làm từ một sợi dây thép với kích thước khá đa dạng, khác nhau. Thường chúng sẽ được gắn vào vị trí mặt trong của các răng 1, 2, 3 bằng composite. Loại hàm duy trì này được gắn cố định trên răng nên bạn không thể tự tháo lắp như các loại hàm duy trì khác. Chỉ khi có sự hỗ trợ từ các bác sĩ thì bạn mới có thể tháo chúng ra.
Ưu điểm:
-
Hiệu quả duy trì cao bởi được cố định trên răng 24/24
-
Với trường hợp cần nhổ răng để niềng răng thì hàm duy trì này là đặc biệt phù hợp
Nhược điểm:
-
Vì được gắn bằng composite nên nếu như không cẩn thận có thể dẫn tới bung tuột hàm
Hàm duy trì kim loại tháo lắp
Ngược loại với hàm duy trì kim loại cố định, hàm duy trì kim loại tháo lắp có thể được tháo lắp một cách dễ dàng. Đây là loại hàm được làm nên từ một loại dây kim loại mảnh, được các bác sĩ vào vào khuôn acrylic tại vị trí vòm miệng hay phía dưới lưỡi của bệnh nhân.
Ưu điểm:
-
Độ ổn định cao, cứng chắc nên đảm bảo hiệu quả cực cao
-
Chỉ cần sử dụng một hàm duy trì duy nhất
-
Dễ dàng tháo lắp khi cần và thuận lợi khi vệ sinh răng miệng
Nhược điểm:
-
Cũng bởi khá cộm trong thời gian đầu nên vài ngày đầu có thể gây khó chịu
-
Trong một vài trường hợp có thể gây kích ứng với môi, nướu…
-
Loại hàm này lộ khá rõ trên răng nên người khác có thể nhận thấy khi nói chuyện
Thời gian đeo hàm duy trì là bao lâu
Sẽ tùy vào tình trạng răng của từng người mà thời gian đeo hàm duy trì là khác nhau. Thông thường, thời gian tối thiểu sẽ là khoảng 6 tháng. Trong thời gian đầu sau khi tháo niềng và đeo hàm duy trì, bạn sẽ cần phải đeo liên tục 24/24 để đảm bảo hiệu quả. Sau dần, bạn có thể giảm bớt thời gian đeo lại và chỉ cần đen vào ban đêm khi đi ngủ. Trong một vài trường hợp, các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn đeo hàm duy trì kéo dài tương đương với thời gian niềng.
Một vài lưu ý khi đeo hàm duy trì
-
Hàm duy trì cần đeo đúng cách: Đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả của hàm duy trì. Bạn cần đeo hàm theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
-
Vệ sinh răng miệng: Với loại hàm có thể tháo lắp được thì vấn đề vệ sinh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng với hàm duy trì loại cố định, bạn cần sử dụng thêm máy tăm nước hay bàn chải kẽ để đảm bảo răng được làm sạch hiệu quả. Tránh để thức ăn lưu lại và bám dính lên hàm duy trì gây nguy cơ hôi miệng.
-
Tái khám định kỳ: Khi răng đã được tháo niềng không có nghĩa là bạn sẽ không cần tới tái khám. Vì bạn vẫn đang đeo hàm duy trì và việc đến khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm soát tốt tình trạng răng sẽ là việc vô cùng cần thiết.
>> Xem thêm: Niềng Răng Mắc Cài Pha Lê Là Gì? Có Giống Mắc Cài Sứ Không?
Kết luận
Vừa trên là những thông tin chi tiết về hàm duy trì sau niềng răng. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm được kiến thức phù hợp. Từ đó mang lại hiệu quả niềng răng được tốt nhất. Liên hệ với Lamina để được thăm khám và giải đáp thắc mắc kịp thời nhé.
NHA KHOA QUỐC TẾ LAMINA – TẬN TÂM CHĂM SÓC NỤ CƯỜI
Thành lập năm 2013, với tiền thân là Nha khoa Dr Đạt & CS, trong suốt hành trình 10 năm hình thành và phát triển, Nha khoa Quốc tế Lamina luôn xem khách hàng là trung tâm để thực hiện sứ mệnh “Tận tâm chăm sóc nụ cười”. Chúng tôi hiểu răng “nụ cười” là biểu trưng của “hạnh phúc”. Mỗi ngày, Lamina tạo nên những “nụ cười rạng rỡ” chính là mong muốn đến “hạnh phúc viên mãn” cho mỗi khách hàng.
Với dịch vụ tận tâm và kinh nghiệm lâu năm, Nha khoa Quốc tế Lamina luôn tự tin sẽ làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được hỗ trợ và tư vấn ngay nhé!
Địa chỉ:
-
Trụ sở Lamina: Số 11-15 Tổ 4 Thị trấn Đông Anh – Đông Anh – Hà Nội (Đối diện Chợ Trung tâm Đông Anh)
-
Cơ sở 1: Số 12-14 Nguyên Khê – Đông Anh – Hà Nội (Ngã tư Nguyên Khê)
-
Cơ sở 2: Số 24 Xuân La – Tây Hồ – Hà Nội
Hotline: 089 8838 666
Email: nhakhoalamina@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoaLAMINA
Có thể bạn quan tâm:
Sún Răng Cửa Nguyên Nhân Do
Sún răng cửa là hiện tượng rất dễ gặp ở trẻ
Khi Nào Nên Tẩy Trắng Răng?
Sún Răng Cửa Nguyên Nhân Do Siết Răng Khi Niềng Là
Siết Răng Khi Niềng Là Gì?
Siết răng khi niềng là gì? Lưu ý và cách giảm
Hàm Duy Trì Có Mấy Loại
Hàm duy trì là một loại khí cụ được bác sĩ
Trụ Implant Osstem
Nụ cười làm tăng sự tự tin và sự hài lòng
Trụ Implant Straumann
Trụ Implant straumann là loại trụ ưu việt trên thế giới.