Siết Răng Khi Niềng Là Gì?

Siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng là gì? Lưu ý và cách giảm đau nhanh chóng. Cùng Nha Khoa Quốc Tế Lamina tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết này nhé!

Siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng

Đây là kỹ thuật được thực hiện trong trường hợp niềng mắc cài. Theo đó, các bác sĩ sẽ sử dụng dây cung liên tục tác động lực vào mắc cài, giúp răng di chuyển vào đúng vị trí đã dự định từ trước trên cung hàm.

Vì có sự tác động từ lực nên bạn có thể cảm thấy đau khi siết răng và cảm giác như răng “đang chạy”. Điều này chứng tỏ răng của bạn đang trong giai đoạn sắp xếp và phục hình. Sau 3-5 ngày tình trạng đau nhức sẽ dần thuyên giảm.

Tuy nhiên, nếu đau nhức kéo dài không hết thì tốt nhất là bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt để được các bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh lực siết sao cho phù hợp.

Niềng răng bao lâu sẽ phải siết một lần?

Trong suốt quá trình niềng, bệnh nhân sẽ được siết răng thường xuyên, nhưng siết bao lâu 1 còn lần còn tùy vào phương pháp niềng, giai đoạn niềng và chỉ định của bác sĩ. Thường thì:

  • Niềng răng bằng cài kim loại: 3-6 tuần/ lần.
  • Niềng răng bằng mắc cài tự buộc: 1-2 tháng/ lần.

Siết răng khi niềng có đau không?

Siết răng khi niềng có đau không

Sau khi siết răng, bệnh nhân sẽ không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức và khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài trong khoảng thời gian rất ngắn và rất nhanh chóng sẽ thuyên giảm sau từ 3-5 ngày.

Trong khoảng thời gian này, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều mà thay vào đó hãy tìm hiểu các phương pháp để có thể giảm đau ngay tại nhà. Thường thì các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân chườm đá, sử dụng sáp chỉnh nha,.. và rất nhiều các phương pháp quá.

Quá trình siết răng khi niềng

Bệnh nhân sẽ không được tự ý siết răng tại nhà, thao tác này phải do chính bác sĩ chỉnh nha thực hiện. Trình tự các bước sẽ diễn ra theo các bước sau:

  • Bước 1: Bác sĩ chỉnh nha kiểm tra và tiến hành tháo gỡ các dây thun giữa các mắc cài.
  • Bước 2: Loại bỏ dây cung chính, kiểm tra tình trạng răng và tiến hành siết răng để các răng dịch chuyển đến vị trí mong muốn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức do lực siết tăng lên.
  • Bước 3: Gắn lại dây cung. Và quá trình siết răng kết thúc.

Cách giảm đau nhanh chóng khi siết niềng

Những cơn đau nhức sau khi siết răng luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân.Các bạn hay lưu ngay các cách dưới đây để cơn đau qua nhanh nhé!

Cách giảm đau sau khi siết niềng

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là một phương pháp giảm đau cực kỳ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ở mọi vị trí trên cơ thể. Sau mỗi lần siết niềng, bạn có thể sử dụng túi chườm đá chuyên dụng hoặc dùng một miếng vải mềm bọc một vài viên đá rồi chườm lên vị trí đau ngoài hàm trong khoảng một vài phút. Hơi lạnh sẽ làm các mạch máu co lại và làm dịu đi các cơn đau khó chịu.

Chườm nước ấm

Khách hàng có thể làm dịu các cơn ê buốt một cách nhanh chóng bằng cách chườm nước ấm. Dùng một chiếc khăn sạch nhúng nước ấm hoặc cho nước ấm vào chaii thủy tinh rồi chườm lên vị trí đau trong vài phút.

Lưu ý bạn chỉ nên dùng nước ấm, tuyệt đối không dùng nước nóng để tránh làm bỏng da, cơn đau thâm chí không thuyên giảm mà  còn trở nên trầm trọng hơn.

Ăn thức ăn mềm

Sau khi siết, bạn nên chọn những món ăn lỏng, mềm (như cháo, súp, khoai tây nghiền, phô mai, trái cây mềm,…) để tránh tạo áp lực lên răng, ít gây đau nhức. Đồng thời điều này giúp mắc cài của bạn được duy trì tốt hơn.

Súc miệng với nước muối

Cho vài hạt muối vào nước ấm để súc miệng 2 – 3 lần/ ngày, vừa hỗ trợ diệt khuẩn răng miệng, vừa giúp giảm đau buốt sau khi siết mắc cài.

Massage nướu răng

Dùng các ngón tay xoa nhẹ lên nướu theo chiều kim đồng hồ khoảng 1 phút, rồi massage theo chiều ngược lại. Cách này giúp tăng cường lưu thông máu cho nướu, từ đó làm giảm ê đau do quá trình siết mắc cài.

Lưu ý phải thực hiện động tác một cách nhẹ nhàng.

Dùng sáp nha khoa

Đây là một loại sáp được làm từ 40% – 60% parafin và các phụ gia an toàn khác. Có đặc tính mềm, dễ uốn. Sau khi siết niềng, khách hàng có thể bôi sáp nha khoa lên mắc cài, giúp giảm ma sát giữa hai má với lưỡi và nướu với mắc cài, nhờ vậy giảm được cơn đau và ê buốt.

Dùng thuốc giảm đau

Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc paracetamol hoặc ibuprofen, khách hàng sẽ uống thuốc trong vài ngày để giảm đau.

Có cách nào niềng răng không cần siết không ?

Nếu không muốn siết răng trong quá trình niềng, bạn có thể chọn phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign. Đặc biệt với công nghệ niềng Invisalign hiện đại có thể khắc phục mọi bất tiện của phương pháp niềng răng mắc cài. Cụ thể:

  • Khay niềng Invisalign ôm sát cung răng nên tính thẩm mỹ rất cao, bạn hoàn toàn tự tin khi giao tiếp.
  • Khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng để ăn uống và vệ sinh răng miệng ( miễn sao bạn đeo khay 20 – 22 giờ/ ngày là được).
  • Đặc biệt, không cần thực hiện thao tác siết răng như mắc cài, hạn chế đau đớn và khó chịu.
  • Thời gian tái khám cũng giãn lịch hơn, sau 1 – 2 tháng khách hàng mới cần tái khám 1 lần.

Hiện nay, Nha Khoa Quốc Tế Lamina là một trong những trung tâm chỉnh nha hàng đầu. Đã chỉnh nha thành công rất nhiều ca niềng răng với kết quả mỹ mãn. Yếu tố cốt lõi để tạo nên sự thành công là do Lamina sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, 100% tốt nghiệp đại học Y Hà Nội.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Nha Khoa Quốc Tế Lamina. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 089 8838 666

Địa chỉ:

  • Trụ sở Lamina: Số 11-15 Tổ 4 Thị trấn Đông Anh – Đông Anh – Hà Nội (Đối diện Chợ Trung tâm Đông Anh)

  • Cơ sở 1: Số 12 – 14 Nguyên Khê – Đông Anh – Hà Nội (Ngã tư Nguyên Khê)

Hotline: 089 8838 666

Email: nhakhoalamina@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoaLAMINA

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.